Theo Luật Khiếu nại năm 2011, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính
cán bộ, công chức có quyền đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại tính hợp pháp của quyết định kỷ luật khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc khiếu nại của cơ quan, tổ chức, cá nhân, cán bộ, công chức (gọi chung là người khiếu nại) sẽ làm phát sinh các quan hệ pháp luật giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại với người khiếu nại, người có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại (gọi chung là người bị khiếu nại). Trong các quan hệ đó, mỗi bên đều có những quyền, nghĩa vụ nhất định. Trong phạm vi bài viết này, tác giả bàn về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại trong giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính và trong giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, đồng thời có so sánh với quyền, nghĩa vụ của người khới kiện, người bị kiện trong vụ án hành chính.