Nghiên cứu này được triển khai tại tỉnh Hà Tĩnh, từ tháng 10 - 11/2018, nhằm xác định một số phương pháp làm hạn chế sự nhiễm bẩn trên bề mặt vỏ trứng vịt trong điều kiện chăn nuôi tập trung, chuồng nền có sử dụng đệm lót, sau khi đã khảo sát mức độ nhiễm bẩn trứng vịt tại một số cơ sở chăn nuôi. Thí nghiệm 1 thực hiện trên chuồng vịt đẻ với 3 kích thước ngăn ô và ổ đẻ để xác định ảnh hưởng của kích thước ô chuồng đến sự nhiễm bẩn vỏ trứng vịt
thí nghiệm 2 thực hiện trên các đàn vịt đẻ để xác định ảnh hưởng của thời điểm kết thúc cho ăn trong ngày đến sự nhiễm bẩn vỏ trứng vịt. Kết quả cho thấy: Vỏ trứng vịt bị nhiễm bẩn ở một số hộ chăn nuôi rất cao, từ 34,67 đến 63,00%. Thí nghiệm 1: Lô 1 (kích thước 1 x 4 m), lô 2 (2 x 4 m), lô 3 (3 x 4 m) mức độ nhiễm bẩn vỏ trứng vịt trong ổ và trên nền trong các ô chuồng lần lượt là 5,16
6,83
12,05% (lô 1 và lô 2 sai khác với lô 3
P = 0,000)
thí nghiệm 2: Mức độ nhiễm bẩn vỏ trứng vịt ở lô kết thúc cho ăn lúc 17 h thấp hơn lô kết thúc lúc 21 h, sai khác có ý nghĩa thống kê (P = 0,021). Chia nhỏ ổ đẻ và không cho ăn đêm hạn chế sự nhiễm bẩn vỏ trứng vịt.