Hàm lượng cốt liệu thô tạo khung chịu lực và ảnh hưởng của nó đến khả năng chống biến dạng không hồi phục của hỗn hợp bê tông nhựa chặt

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vương Vinh Đỗ, Thị Kim Đăng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 624 Civil engineering

Thông tin xuất bản: Giao thông vận tải, 2021

Mô tả vật lý: 60-66

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 457954

Trong hỗn hợp bê tông nhựa (BTN), cốt liệu thô hoặc là khung cốt liệu thô được xem là một trong các yếu tố cơ bản tạo nên khả năng kháng biến dạng không hồi phục. Một hỗn hợp được thiết kế với tỉ lệ thành phần cỡ hạt cốt liệu hợp lý sẽ cho bộ khung cốt liệu thó vững chắc và có khả năng chống biến dạng không hồi phục tốt. Theo quan điểm thiết kế cốt liệu thô tạo khung và sự chèn móc giữa các hạt cốt liệu thì cỡ hạt được gọi là cốt liệu thô sẽ thay đổi tùy thuộc vào cỡ hạt lớn nhất danh định của hỗn hợp. Đối với hỗn hợp bê tông nhựa chặt (BTNC) 12.5 thì cốt liệu thô là các hạt sót sàng 2,36 mm. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng cỡ hạt thô tạo khung đến khả nâng chống biến dạng không hồi phục của các hỗn hợp BTNC 12.5 sử dụng thí nghiệm Wheel Tracking và thí nghiệm từ biến tĩnh cho thấy tồn tại một khoảng hàm lượng cốt liệu thô tạo khung tốt nhất cho khả năng chống lại biến dạng không hồi phục cao nhất. Hỗn hợp có cấp phối cốt liệu thiết kế theo phương pháp Bailey cho chiều sâu lún vệt bánh xe sau 20.000 lượt gia tải là nhỏ nhắt, độ cứng từ biến cao nhất, biến dạng tổng, biến dạng không hồi phục và tốc độ biến dạng là nhỏ nhất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH