Cải thiện năng suất lúa om5451 trên vùng đất phèn nắng thông qua sử dụng phân urea humate, kali humate và phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát tại Hậu Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Triệu Thương Bùi, Văn Hoàng Đỗ, Anh Thư Tất, Quang Minh Võ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 631.4 Soil science

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 2020

Mô tả vật lý: 98-108

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 458217

Nhằm mục tiêu thay đổi tập quán canh tác lúa theo kiểu truyền thống (sử dụng phân bón thông thường, không cân đối, sạ dày) của nông dân tại vùng đất phèn canh tác 2 vụ lúa/năm tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang. Mô hình canh tác theo phương pháp canh tác cải tiến (mô hình cải tiến) sử dụng phân hỗn hợp NPK chậm tan có kiểm soát, urea humate, kali humate và giảm lượng giống gieo sạ được thực hiện qua hai vụ lúa (Đông Xuân 2018 - 2019 và Hè Thu 2019) với diện tích 3000 m2/mô hình. Kết quả cho thấy mô hình cải tiến có pHH20 cao hơn, hàm lượng lân hữu dụng trong đất tăng, hàm lượng Al3+ và H+ giảm thấp so với mô hình đối chứng. Năng suất lúa mô hình cải tiến đạt 6,19 tấn/ha cao hơn so với mô hình đối chứng (5,67 tấn/ha) ở vụ Đông Xuân. Ở vụ canh tác tiếp theo (vụ Hè thu) chưa có sự khác biệt về năng suất lúa giữa mô hình cải tiến (5,57 tấn/ha) và mô hình đối chứng (5,05 tấn/ha). Mô hình cải tiến đã giúp nông dân tiết kiệm được 30% lượng giống gieo sạ, 50% lượng phân đạm và lân, lợi nhuận thu được cao hơn đối chứng từ 5,5 triệu đồng/ha (vụ Đông Xuân) và 3,9 triệu đồng/ha vụ Hè Thu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH