Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người cao tuổi tại một số phường thuộc thành phố Huế
đồng thời tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với thói quen ăn uống của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn trực tiếp 408 người từ 60 tuổi trở lên, có hộ khẩu và đang sinh sống tại thành phố Huế dựa trên bộ câu hỏi được soạn sẵn và công cụ MNA. Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng lần lượt là 33,8% và 2,2%. Nhóm tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất là 60 - 74 (30,8%). Các đối tượng có thói quen chế biến xào là chủ yếu (24,5%). 98,5% đối tượng sử dụng dầu thực vật để chế biến. Tỷ lệ người cao tuổi sử dụng dầu/mỡ chiên lại nhiều lần chiếm 39,4%. Các đối tượng sử dụng rau thơm (26,5%) và gia vị mặn (25,5%) nhiều hơn so với các loại gia vị khác. Hầu hết người cao tuổi không sử dụng dụng cụ đo lường gia vị khi nấu (97,5%) và việc nêm nếm gia vị theo khẩu vị của người nấu chiếm 84,9%. Có 25,7% người cao tuổi có thói quen đọc nhãn mác thực phẩm trong đó 11,5% có thói quen đọc thông tin dinh dưỡng. Tỷ lệ người cao tuổi ăn đủ 3 bữa chính mỗi ngày là 94,1%
14,5% gia đình có thực đơn riêng cho người cao tuổi
53,9% người cao tuổi tiêu thụ trên 1500 ml dịch/ngày
57,6% ăn trái cây hàng ngày
21,6% người cao tuổi tiêu thụ lượng rau củ trung bình >
300 g/ngày
41,7% người cao tuổi sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa hằng ngày. Một số yếu tố liên quan có ý nghĩa với tình trạng dinh dưỡng (p <
0,05), bao gồm: ăn <
3 bữa ăn chính/ngày, tiêu thụ ≤ 1500 ml dịch/ngày, gia đình không có thực đơn riêng cho người cao tuổi. Kết luận: Tỷ lệ người cao tuổi có nguy cơ suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng tại thành phố Huế khá cao (36%). Cần hướng dẫn người cao tuổi có thói quen ăn uống phù hợp với lứa tuổi để đảm bảo sức khỏe.