Phân tích hiệu quả kinh tế và môi trường: Nghiên cứu trường hợp nghề nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Phú Yên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Kim Long Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh), 2022

Mô tả vật lý: 43-57

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 458283

 Bài báo này trình bày nền tảng lý thuyết về hiệu quả kinh tế, môi trường và mối quan hệ giữa hai chỉ số này theo cách tiếp cận nguyên lý cân bằng dưỡng chất. Phân tích bao dữ liệu được sử dụng để tính toán và phân tích các chỉ số này cho các trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Phú Yên trong năm 2014. Kết quả nghiên cứu 59 hộ nuôi thâm canh (24% tồng thể) tôm thẻ chân trắng ở Phú Yên cho thấy bình quân, hộ nuôi có hiệu quả kinh tế là 69% và môi trường là 78%. Cải thiện hiệu quả kỹ thuật có thể đồng thời cài thiện cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường của hộ nuôi với mức bình quân là 10%. Sự khác biệt về tỷ lệ giá thị trường và tỷ lệ hàm lượng dưỡng chất của thức ăn nuôi tôm và con giống đã dẫn đến sự đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và môi trường trong nghề nuôi tôm với chi phí ẩn bình quân của 01 kg ni-tơ dưỡng chất gây ô nhiễm là 1,858 triệu đồng. Để hướng đến nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững, các chính sách vè: (1) Huấn luyện kỹ thuật cho nghề nuôi tôm
  (2) trợ cấp cho nghiên cứu và sản xuất giống
  và (3) đánh thuế xả thải hoặc xây dựng tiêu chuẩn xử lý nước thải, chất thải nuôi tôm trước khi xả thải ra môi trường nên được quan tâm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH