Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tốt về phòng và phát hiện sớm UTV ở phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 286 phụ nữ 18-60 tuổi tại thành phố Cần Thơ từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020. Phân tích hồi quy logistic để xác định yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả: nghiên cứu ghi nhận 3 yếu tố liên quan đến kiến thức, trong đó, nhóm phụ nữ sống thành thị, trình độ trên trung học cơ sở (THCS), có tìm hiểu thông tin về UTV có kiến thức tốt hơn nhóm ở nông thôn 1,944 lần (KTC95% 1,015-3,722), học vấn từ THCS trở xuống 2,856 lần (KTC95% 1,169-6,979) và không tìm hiểu thông tin về UTV 3,264 lần (KTC95% 1,728-6,163) với p<
0,05. Yếu tố quan đến thực hành gồm tiền sử gia đình có bệnh UTV, có tìm hiểu thông tin về UTV và kiến thức tốt về sàng lọc, phát hiện UTV
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<
0,05 và OR tương ứng là 4,106 (KTC95% 1,404-12,01)
2,763 (KTC95% 1,298-5,882) và 2,089 (KTC95% 1,01-4,32). Kết luận: Can thiệp vào các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thực hành về phòng và phát hiện sớm UTV ở phụ nữ 18-60 tuổi là cần thiết, trong đó, chú ý các phụ nữ sinh sống vùng nông thôn, học vấn thấp, hạn chế tiếp cận thông tin liên quan UTV.