Nghiên cứu đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn đen địa phương nuôi tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mạnh Hà Nguyễn, Thị Út Nguyễn, Rạng Đông Phạm, Thu Hương Phan, Hoài Sơn Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2020

Mô tả vật lý: 19-26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 458478

 Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định một số đặc điểm và khả năng sản xuất của lợn Đen địa phương nuôi tại huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu được tiến hành quan sát đặc điểm ngoại hình trên đàn lợn Đen thuộc 03 xã của huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. Để đánh giá khả năng sản xuất, tiến hành theo dõi 65 lợn Đen địa phương 2 tháng tuổi gồm 30 lợn cái và 35 lợn đực đã thiến tại 15 hộ gia đình có điều kiện nuôi tương tự nhau, lợn được nuôi bán chăn thả, cho ăn 2 bữa/ngày. Lợn Đen trong nghiên cứu có thân hình thon, mình mỏng, dáng cao
  mặt nhọn hình tam giác, mõm dài nhọn, bụng thon, mắt nâu đen, có 2 màu lông chủ yếu là màu lông đen toàn thân (chiếm 42,8%) và màu lông đen có đốm trắng (chiếm 47,6%), còn lại là lợn có màu lông đen và 4 chân có màu lông trắng. Tai nhỏ dựng đứng
  lưng thẳng không võng (69,5%), lưng hơi võng (30,5%). Chân nhỏ thon, cao chân, móng nhọn, tương đối chắc chắn. Lợn Đen địa phương có mức độ sinh trưởng chậm, khối lượng 8 tháng tuổi đạt bình quân 40,25 kg/con (con đực đạt 41,49 kg
  con cái đạt 39,00 kg). Tỷ lệ móc hàm lúc 8 tháng tuổi đạt 73,31%
  tỷ lệ thịt xẻ 61,08%
  tỷ lệ nạc 37,67%
  tỷ lệ mỡ 39,46%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH