Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ NT-ProBNP, hs-Troponin T với mức độ nặng và biến cố tim mạch ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Bình Hồ, Minh Nhân Huỳnh, Thị Bích Thuận Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2021

Mô tả vật lý: 18-26

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 458632

 Hội chứng mạch vành cấp là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng. NT-proBNP được sử dụng rộng rãi như là công cụ để chẩn đoán suy tim cấp do nhồi máu cơ tim, đặc biệt có liên quan đến tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim không ST chênh lên. Bên cạnh các thang điểm tiên lượng TIMI, GRACE thì các dấu ấn sinh học như hs-Troponin T và NT- proBNP hiện nay được xem là công cụ mới trong việc đánh giá tiên lượng ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp nói chung và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên nói riêng. Đối tượng: Bệnh nhân chẩn đoán NMCT không ST chênh lên Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, theo dõi dọc Kết quả: Nồng độ hs-Troponin T và NT-proBNP tăng dần theo mức độ nguy cơ của thang điểm GRACE nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa, p>
 0,05. Nồng độ hs-Troponin T và NT-proBNP có liên quan chặt chẽ với thời gian đến viện sớm hay muộn, p <
 0,01. Nồng độ NT-proBNP tăng dần theo mức độ đau ngực có sự khác biệt có ý nghĩa, p<
 0,05. Nồng độ hs-Troponin T và NT-proBNP tăng dần theo mức độ suy tim NYHA, có ý nghĩa thống kê với p<
 0,05. Nồng độ hs-Troponin T và NT-proBNP huyết tương tăng tỷ lệ thuận với số nhánh động mạch vành tổn thương và mức độ tổn thương, tình trạng biến cố tim mạch sau 30 ngày sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p<
 0,01. Kết luận: Nồng độ hs-Troponin T và NT-proBNP tăng dần theo, điểm GRACE, mức độ suy tim NYHA
  tăng tỷ lệ thuận với số nhánh động mạch vành tổn thương và mức độ tổn thương, tình trạng biến cố tim mạch sau 30 ngày.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH