Thực trạng và giải pháp phát triển rừng trồng keo lai theo hướng kinh doanh gỗ lớn quy mô hộ gia đình tại tỉnh Quảng Trị

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huy Tuấn Hoàng, Cường Phạm, Thị Thúy Hằng Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 79-91

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 458699

 Trồng rừng theo hướng kinh doanh gỗ lớn là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện chiến lược tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Tính đến năm 2019, toàn tỉnh Quảng Trị có 3.687,7 ha rừng trồng keo theo hướng kinh doanh gỗ lớn, trong đó rừng do các hộ gia đình trồng là 914,5 (chiếm 24,8%). Kết quả đánh giá tình hình sinh trưởng các mô hình trồng rừng gỗ lớn ở địa bàn nghiên cứu (huyện Cam Lộ và huyện Hải Lăng) cho thấy: mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn (tuổi 5) có sinh trưởng cao hơn so với mô hình trồng rừng gỗ nhỏ. Rừng chuyển hóa gỗ nhỏ sang gỗ lớn ở tuổi 8 đã đạt trên 70% cây đứng có D1,3 từ 15 cm trở lên (đạt yêu cầu gỗ lớn đối với thị trường), các hộ gia đình đã bán rừng chuyển hóa ở tuổi 8 nhằm hạn chế được rủi ro do gió, bão và cháy rừng. Phát triển các mô hình trồng rừng keo lai cung cấp gỗ lớn ở quy mô hộ gia đình ở tỉnh Quảng Trị bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau và được chia thành 4 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến trồng rừng gỗ lớn: (i) Đặc điểm của khu đất trồng rừng (độ dốc, thiên tai)
  (ii) Năng lực của hộ gia đình (diện tích rừng trồng, nguồn vốn, chu kỳ kinh doanh, kỹ thuật trồng rừng gỗ lớn)
  (iii) Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
  và (iv) Thị trường. Việc ra quyết định trồng rừng gỗ lớn của hộ gia đình bị chi phối bởi 5 nhân tố: thiên tai, nguồn vốn, chu kỳ kinh doanh, giá gỗ và diện tích đất trồng rừng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH