Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ sen vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) qua khảo sát 140 nông dân, 20 thương lái, 10 cơ sở chế biến và 16 nhà hỗ trợ. Thống kê mô tả và phân tích SWOT được sử dụng để đánh giá các mục tiêu trên. Kết quả cho thấy, diện tích và sản lượng sen liên tục giảm do thoái hóa giống, dịch bệnh nhiều, thiếu cơ giới hóa làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, thiếu sự liên kết tiêu thụ sản phẩm dẫn đến tình trạng giá cả không ổn định. Mặc dù người trong sen vùng ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm, có tiềm năng nâng cao năng suất, chất lượng sen khi có nguồn giống chất lượng và kỹ thuật điều trị hiệu quả bệnh trên sen
đảm bảo đầu ra ổn định, giá cả hợp lý khi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Trong khâu chế biến cần áp dụng khoa học, kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong khâu tiêu thụ cần tăng cường tìm hiểu thông tin dự báo thị trường, mở rộng thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.