Ảnh hưởng của chất liệu bao gói đến chất lượng quả thanh mai (myrica esculenta) bảo quản bằng công nghệ hyokan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Ngọc Đinh, Thị Bắc Đoàn, Đức Thắng Lê, Đắc Bình Minh Nguyễn, Văn Lam Nguyễn, Văn Ngân Phạm, Thu Hằng Tạ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2022

Mô tả vật lý: 37-47

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 458918

 Quả Thanh mai (Myrica esculenta) sau khi thu hái được bao gói bằng các chất liệu khác, bao gồm: quả đựng trong hộp nhựa có nắp (đối chứng), quả đựng trong túi PP, HDPE và LDPE sau đó cho vào hộp nhựa có nắp. Quả được bảo quản trong tủ lạnh bằng công nghệ Hyokan ở nhiệt độ 40C, điện áp 3.500V. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong quá trình bảo quản quả Thanh mai được đựng trong túi LDPE có sự biến đổi về hàm lượng một số chất dinh dưỡng chậm nhất, màu sắc của quả ít thay đổi, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật và làm giảm tỉ lệ hư hỏng của quả tốt nhất. Hàm lượng chất khô hòa tan tổng số giảm chậm và vẫn giữ ở mức cao nhất (chỉ giảm 1,93 0Bx/2,28 0Bx)
  đường tổng số giảm chậm nhất (chỉ giảm 0,82%/1,55%)
  hàm lượng axit hữu cơ tổng số cao nhất và giảm chậm nhất so với các chất liệu bao gói còn lại (giảm 0,22%/0,28%)
  hàm lượng vitamin C cao nhất và giảm ít nhất (chỉ giảm 2,27%/4,01%)
  hàm lượng polyphenol tổng số giảm ít nhất và luôn duy trì ở mức cao nhất (chỉ giảm 3,99 mg/12,81 mg/100 g). Chất lượng cảm quan của quả vẫn được đánh giá tốt nhất ở 16 ngày sau bảo quản (đạt 17,625 điểm). Như vậy, quả Thanh mai sau khi thu hoạch nên đựng trong túi LDPE sau đó cho vào hộp nhựa có nắp và bảo quản lạnh ở nhiệt độ 40C sẽ đảm bảo giá trị dinh dưỡng, nâng cao chất lượng sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản quả sau thu hoạch.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH