Nhân giống vô tính lan hài Đà Lạt (Paphiopedilum X dalatense)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Thắm Đặng, Yon Niê Bing H', Thị Thanh Hằng Nguyễn, Văn Duy Nông, Thái Vinh Trần, Kim Công Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 155--163

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 458953

 Lan Hài Đà Lạt (Paphiopedilum x dalatense) là một loài hiếm, cho hoa to với màu sắc biến đổi và lá có những đường vằn với những đốm khảm đẹp khó thấy. Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của hai nhóm chất hữu cơ khác nhau: Nhóm khoai tây, chuối và nhóm tryptone, nấm men, peptone lên quá trình sinh trưởng và phát triển của chồi lan Hài Đà Lạt
  ảnh hưởng của NAA và acid humic đến sự ra rễ in vitro đã được khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy, môi trường thích hợp cho sự hình thành và phát triển chồi cây là môi trường nuôi cấy MS bổ sung 100 g/L chuối và 100 g/L khoai tây (5,4 chồi/mẫu, 18,8 mm/chồi, 4,5 lá/chồi, 100% chồi sống) hoặc môi trường nuôi cấy MS bổ sung 1 g/L peptone (4,19 chồi/mẫu, 15 mm/chồi, 4 lá/chồi và 92% chồi sống). Môi trường thích hợp cho sự tạo rễ in vitro lan Hài Đà Lạt là môi trường nuôi cấy ½ MS bổ sung 1 mg/L NAA (5,2 lá/mẫu, 4,6 rễ/chồi, 3,56 cm/rễ, 100% chồi hình thành rễ). Tỷ lệ ra rễ đạt 100% trên môi trường nuôi cấy ½ MS bổ sung 2 mg/L acid humic và số rễ, chiều dài rễ đạt cao nhất (5 rễ/chồi, 5,5 cm/rễ) trên môi trường này. Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro lan Hài Đà Lạt góp phần bảo tồn và phát triển bền vững cũng như hướng tới việc nhân nhanh cây giống khỏe mạnh phục vụ thương mại hóa loài lan Hài quý.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH