Đánh giá tác động tính chất đất cơ bản gồm một số chỉ tiêu tính chất vật lý đất (thành phần cơ giới cát, thịt, sét), thành phần hóa học đất (tổng muối hòa tan, pH đất, EC đất, chất hữu cơ, Cacbon, NH4+, NO3, tổng lân, lân dễ tiêu, sắt và kali). Kết quả nghiên cứu cho thấy
Ở nơi có rừng thành phần cát biến động từ 2,12% đến 60,70%, đất thịt từ 21,46% đến 46,44%, thành phần sét từ 17,78% đến 51,45%
thành phần hóa học như tổng muối hòa tan từ 5,66% đến 11,07, pH đất từ 6,85 % đến 8,2%, EC đất từ 8,84% đến 17,3%, chất hữu cơ từ 4,24% đến 7,58%, các bon từ 2,46% đến 7,58%, tổng lân 0,03 đến 0,06, lân dễ tiêu từ 3,02% đến 11,42%, tổng sắt 0,67% đến 1,41%, tổng kali từ 0,14% đến 0,27%. Về đặc điểm sinh trưởng rừng ngập mặn có mật độ cây N/ha từ 2450 cây/ha đến 6100 cây/ha, chiều cao H(m) từ 5,76 m đến 8,22 cây/ha, đường kính thân cây D1,3m từ 6,85m đến 10,97m, tiết diện tán từ 5,23 m² đến 11,81 m², cấp sinh trưởng He từ 3,11/5 đến 3,63/5
sinh trưởng của cây Mấm đen có mật độ N/ha từ 1190 cây/ha đến 2750 cây/ha, H(m) từ 5,80m đến 8,24m, D1,3m từ 6,63cm đến 13,90cm, Gtm²) từ 4,88m² - 8,29m², He từ 2,63/5 đến 3,92/5. Kết quả đã cho thấy về tính chất môi trường đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây Mấm đen trong rừng ngập mặn
thông qua mối tương quan về môi trường đất như thành phần cát, sét, thịt với chiều cao, cấp sinh trưởng
tính chất hóa học như pH, chất hữu cơ, NH4, NO3 tương quan tới mật độ, chiều cao, đường kính, tiết diện tán, cấp sinh trưởng, cho thấy các yếu tố này tác động đến mật độ, chiều cao, đường kính thân cây, tiết diện tán, cấp sinh trưởng nên có các giá trị khác nhau trên các tiểu vùng sinh thái khác nhau ven biển Tây Việt Nam.