Sau hơn 30 năm Đổi mới, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam đã có nhiều kết quả khả quan, thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vấn đề giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Trong bối cảnh mới hiện nay, để đảm bảo tính bền vững của công tác giảm nghèo cần thực hiện chiến lược giảm nghèo bền vững trên cơ sở tiếp cận, lý luận về phát triển bền vững và thực tiễn phát triển của các vùng. Bài viết này sẽ phân tích kết quảcông tác giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số, trường hợp đồng bào H'mông và đề cập một số vấn đề nhằm thúc đẩy công tác giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Việt Nam, trong bối cảnh thực hiện Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030.