Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị ở bệnh nhi được chẩn đoán VNTM kháng LGI1 . Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu 58 bệnh nhân dưới 16 tuổi được chẩn đoán VNTM từ năm 2019 đến năm 2022 tại khoa Thần kinh bệnh viện Nhi Đồng 2. Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, và kết cục điều trị được ghi lại, so sánh giữa hai nhóm VNTM kháng LGI1 (LGI1 (+)) và VNTM kháng thể kháng LGI1 âm tính (LGI1 (-)) Kết quả: VNTM tự kháng thể kháng thụ thể NMDA (N-methyl-D-aspartate) và nhóm có kháng thể âm tính cùng chiếm tỉ lệ cao nhất 43,1%, VNTM kháng LGI1 10,3% và VNTM kháng thụ thể GABA 3,45%. Triệu chứng lâm sàng không có khác biệt giữa hai nhóm. 80-90% bệnh nhân có đáp ứng với liệu pháp miễn dịch, nhóm viêm não kháng LGI1 có số bệnh nhân diễn tiến nặng cao hơn so với nhóm LGI1 (-). Có 1 bệnh nhân tử vong, chiếm tỉ lệ 1,7%. Tỉ lệ tái phát ở nhóm LGI1 dương tính (LGI1 (+)) cao hơn so với nhóm còn lại lần lượt là 66,7% với 5,77% (p <
0.001). Tỉ lệ bệnh nhân phải dùng thuốc chống động kinh ở nhóm LGI1 (+) cao hơn, (66,7% so với 26,9%), và tất cả bệnh nhân này đều được điều trị với ít nhất 2 thuốc, p= 0,008. Kết luận: Trẻ mắc VNTM kháng LGI1 ít gặp và ít được nhận diện. Tiên lượng ở trẻ thường tốt với đáp ứng liệu pháp miễn dịch, mặc dù có tái phát và ghi nhận tử vong. Nhận biết VNTM dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với phương pháp xét nghiệm kháng thể là chìa khóa để chẩn đoán và quyết định điều trị sớm, đem lại kết cục tốt cho bệnh nhân.