Đánh giá ảnh hưởng của hốc khí và trường chiếu nhỏ tới phân bố liều của kế hoạch JO-IMRT trên bệnh nhân ung thư đầu cổ bằng phương pháp Monte Carlo

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Tài Dương, Thị Oanh Lương, Thị Hồng Loan Trương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học lâm sàng - Bệnh viện Trung ương Huế, 2020

Mô tả vật lý: 50-55

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 459156

 Mục đích của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp mô phỏng Monte Carlo (MC) để đánh giá ảnh hưởng các hốc khí trong phantom và bệnh nhân ung thư đầu cổ điều trị bằng kỹ thuật JO - IMRT. Chương trình EGSnrc - MC được sử dụng để tính toán mức giảm liều tại vùng tiếp giáp giữa không khí và mô trong phantom plastic (30×30×30 cm3) có chứa hốc khí (15×4×4 cm3) với các trường chiếu khác nhau (1×1, 2×2, 3×3, 4×4, 5×5 cm2). Các giá trị hệ số nhiễu loạn liều - DPF và phần trăm suy giảm liều - PDR được sử dụng để đánh giá trường hợp phantom. Với kế hoạch JO-IMRT cho bệnh nhân ung thư đầu cổ biểu đồ lượng liều thể tích (DVH), lát cắt (isodose), và chỉ số gamma với tiêu chí 3% /3 mm được sử dụng để so sánh kết quả giữa MC và TPS. Kết quả: PDF với các kích thước trường 1×1, 2×2, 3×3, 4×4 và 5×5 cm2 tương ứng là 62,04%
  52,34%
  40,71%
  26,72% và 19,85%. Kết quả cũng cho thấy liều hấp thụ trung bình trong PTV của bệnh nhân tính bằng MC (65,58 Gy) thấp hơn liều tính toán từ TPS (71,41 Gy). Kết luận: Từ nghiên cứu này, chúng tôi kết luận rằng việc giảm liều ở vùng tiếp giáp mô/không khí tác động đáng kể đến độ chính xác của phép tính liều JO-IMRT ở bệnh nhân ung thư đầu cổ (H & N).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH