Ảnh hưởng của nước nhiễm mặn đến sinh trưởng và năng suất của hai giống cải xanh tại đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thụy Diễm Trang Ngô, Châu Thanh Tùng Nguyễn, Hoàng Nguyên Nguyễn, Ngọc Yến Vy Nguyễn, Quốc Anh Nguyễn, Quốc Khương Nguyễn, Thị Hải Yến Nguyễn, Thị Ngọc Diệu Nguyễn, Thị Đào Trần, Thị Khánh Ly Trần, Thảo Vy Trương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 38 - 46

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 459189

Nghiên cứu được thực hiện trong nhà lưới nhằm xác định khả năng sinh trưởng và năng suất của hai giống cải xanh mỡ 06 (CX06) và cải bẹ xanh Thái Lan (CXTL) trong điều kiện tưới mặn 0, 2, 4‰. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ mặn 2-4‰ trong nước tưới sau thời gian tưới mặn liên tục 14 ngày (với tổng lượng nước tưới mặn là 1,93 L/chậu đất 6 kg) chưa ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của 2 giống cải. Khối lượng tươi thân lá (36,9 - 45,2 g/cây) và khối lượng khô thân lá (2,7 - 3,6 g/cây) của 2 giống cải xanh sau khi kết thúc tưới mặn 14 ngày không có sự khác biệt giữa các mức tưới mặn 0, 2, 4‰, là bộ phận thu hoạch cho giá trị kinh tế. Hai giống cải xanh được đánh giá là chịu mặn khá trong điều kiện EC trong nước tưới là 3,55 - 7,23 mS/cm (độ mặn 2-4‰). Khi tưới mặn ở nồng độ 4‰ đã gây nhiễm mặn cho đất ở tất cả các nghiệm thức (ECe=4,25 - 4,89 mS/cm), do đó, để tiếp tục trồng vụ sau cần phải rửa mặn cho đất hoặc phải sử dụng những loài cây có khả năng chịu mặn trong nước từ 4‰ trở lên, hoặc trong đất từ 4 mS/cm trở lên.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH