Đặc điểm hình ảnh niệu đạo - cổ bàng quang ở nhóm bệnh nhân nữ không có tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức trên cộng hưởng từ sàn chậu động học

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đình Âu Hoàng, Thị Dung Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.61 *Diseases of kidneys and ureters

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 205-209

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 459293

 Đánh giá cấu trúc giải phẫu của niệu đạo - cổ bàng quang ở nhóm bệnh nhân nữ không có rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức trên cộng hưởng từ động học sàn chậu. Đối tượng và phương pháp: 21 bệnh nhân nữ không có rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức, được chụp cộng hưởng từ sàn chậu (vì các lý do khác như táo bón, hội chứng đại tiện tắc nghẽn..) bằng các chuỗi xung chụp tĩnh và động học. Ở các chuỗi xung tĩnh, chúng tôi đo các cấu trúc giải phẫu của niệu đạo (chiều dài, thể tích niệu đạo, bề dày lớp cơ vân - cơ trơn). Ở các chuỗi xung chụp động (thì nghỉ và đào thải), chúng tôi đo các góc liên quan của cổ bàng quang- niệu đạo (như góc niệu đạo, góc sau bàng quang niệu đạo, góc cổ bàng quang- mu cụt) cũng như vị trí của cổ bàng quang so với đường mu cụt (âm tính nếu phía trên đường mu cụt và dương tính nếu phía dưới đường mu cụt). Kết quả: Tuổi trung vị của nhóm bệnh nhân là 63, lớn nhất là 80 tuổi, nhỏ nhất là 29 tuổi. Phần lớn bệnh nhân (16/21) bệnh nhân được chụp CHT sàn chậu vì lý do táo bón hoặc hội chứng đại tiện tắc nghẽn, số còn lại (5/21) do rối loạn tiểu tiện nhưng không bị tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức. Trên các chuỗi xung chụp tĩnh, chiều dài trung bình và thể tích trung bình niệu đạo lần lượt là 33.9 ± 6.7 mm và 7.1± 1.9 cm3, bề dày lớp cơ vân, lớp cơ trơn của niệu đạo lần lượt là 2.4±0.45 mm, và 5.4±0.66 mm. Trên các chuỗi xung chụp động, góc niệu đạo trung bình, góc sau bàng quang- niệu đạo, góc cổ bàng quang- mu cụt ở thì nghỉ và thì đào thải lần lượt là 17.2±9.10 và 56.2±29.70
  123.2±13.30 và 121.4±20.60
  57.8±28.20 và 43.2±25.90. Vị trí cổ bàng quang so với đường mu cụt ở thì nghỉ và thì đào thải lần lượt là: (-) 17.9±7.8 mm và (+) 9.6±13.4 mm. Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy số đo các cấu trúc giải phẫu của niệu đạo- cổ bàng quang ở nhóm bệnh nhân nữ không có tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức. Các thông số này được phân tích, ghi nhận vào bảng dữ liệu nhằm đối chiếu để tìm nguyên nhân ở nhóm bệnh nhân có tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH