Đánh giá hiệu quả can thiệp dự phòng tăng huyết áp (THA) tại cộng đồng, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh (2019 – 2020). Phương pháp: mô tả ngang, phỏng vấn đối tượng, đo huyết áp
can thiệp truyền thông – giáo dục sức khỏe (TT-GDSK) và đánh giá mức độ cải thiện về kiến thức, thực hành về phòng chống THA của người dân. Kết quả: Hiệu quả can thiệp (HQCT) về kiến thức đạt cao: biết cả 4 biểu hiện và 4 biến chứng của bệnh (345,6% và 799,1%), 6 hành vi nguy cơ (309,4%), 6 biện pháp phòng bệnh (672,3%), 3 biện pháp điều trị (530,0%). HQCT về thực hành và hành vi nguy cơ cải thiện rõ rệt: hoạt động thể lực thường xuyên (96,3%), giảm/bỏ hút thuốc lá (38,7%)
hạn chế uống rượu/bia (16,6%)
giảm ăn mặn (18,7%), bỏ thói quen tiêu thụ mỡ động vật (39,1%)
giảm thừa cân – bép phì (46,5%)
giảm tỷ số vòng eo/mông cao (49,9%)... Kết luận: Tỷ lệ người dân có kiến thức về dự phòng THA và thực hành giảm hành vi nguy cơ THA được cải thiện rõ rệt so với trước can thiệp.