Nghiên cứu sàng lọc các chủng nấm Trichoderma phân lập từ đất trồng nghệ vàng (Curcuma longa) tại Hưng Yên trong xử lý bã thải sau chế biến nghệ vàng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngọc Ánh Đào, Mai Linh Đỗ, Thị Hoàng Yến Lê, Thu Hương Lê, Bảo Trâm Trần, Xuân Tạo Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học & công nghệ Việt Nam 2023

Mô tả vật lý: 70 - 75

Bộ sưu tập: Media

ID: 463464

Tình hình trồng và chế biến nghệ vàng (Curcuma longa) đang ngày càng được mở rộng, kéo theo đó là lượng lớn phụ phẩm bã nghệ vàng chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nấm Trichoderma được coi là nguồn vi sinh vật xử lý phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả do có khả năng sinh tổng hợp nhiều loại enzym ngoại bào cao. Trong nghiên cứu này, 15 chủng nấm Trichoderma được phân lập từ đất trồng nghệ vàng tại tỉnh Hưng Yên, trong đó tuyển chọn được 4 chủng nấm HYT11, HYT12, HYT13 và HYT14 có khả năng sinh tổng hợp cellulase, amylase và protease cao. Dựa trên các đặc điểm hình thái đặc trưng và trình tự gen vùng ITS rDNA, 3 chủng nấm HYT11, HYT12, HYT13 được xác định thuộc loài Trichoderma asperellum, còn HYT14 thuộc loài Trichoderma harzianum. Cả 4 chủng nấm này đều có khả năng sinh trưởng và hình thành bào tử trên cơ chất bã nghệ vàng. Đồng thời, nghiên cứu cũng xác định được điều kiện thích hợp cho sự hình thành bào tử của 4 chủng nấm, bao gồm môi trường dinh dưỡng chứa dịch chiết khoai tây (200 g/l) bổ sung 2% glucose, 1% pepton, 2% agar, nuôi 7 ngày ở 30oC. Như vậy, nghiên cứu đã tuyển chọn được 4 chủng nấm Trichoderma HYT11, HYT12, HYT13 và HYT14 có tiềm năng ứng dụng trong xử lý bã thải sau chế biến nghệ vàng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH