Sử dụng Silica - Biochar phân tách từ rơm rạ kết hợp với diatomit và bentonit làm màng tinh thể tuỳ biến giúp kiểm soát tốt hơn quá trình nhả dinh dưỡng của phân là phương pháp chính sử dụng trong nghiên cứu này. Phân CRF1 và CRF2 được sản xuất bằng phương pháp này có tổng hàm lượng Nts + P2O5hh + K2Ohh tương ứng là 27,02%, 22,05% đạt tiêu chuẩn QCVN 01-189: 2019/BNNPTNT và ISO 18644: 2016. Kích thước hạt phân càng nhỏ thì tốc độ giải phóng NPK càng nhanh. Với hạt có kích thước ~ 4 mm thì tốc độ giải phóng NPK <
75% nằm trong khoảng thời gian từ 14 - 28 ngày với CFR1 và 7 ngày với CRF2. Với hạt có kích thước ~ 10 mm thì tốc độ giải phóng NPK <
75% sau 56 ngày với CRF1 và sau 14 ngày với CRF2. Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ giải phóng NPK của phân CRF1 và CRF2. Với phân CRF1 thì tại ngày đầu tiên, tốc độ giải phóng NPK ở 40oC nhanh hơn 29,4 lần so với ở khoảng nhiệt độ 20oC. Phân CRF2 có tốc độ nhả NPK nhanh hơn phân CRF1. Từ khoá: Phân bón, nhả chậm, màng, Silica - Biochar, rơm rạ.