Nghiên cứu điều tra sự phân bố về hàm lượng và đánh giá độc tính tương đương của các hợp chất PAHs trong bụi phát thải từ quá trình đốt rơm sau thu hoạch tại Hà nội. Bụi mịn (PM2.5) được lấy bằng thiết bị lưu lượng nhỏ MiniVol TAS (TAS-5.0, 4998, TAS, Airmetrics, USA) và bụi tổng (TSP) được lấy mẫu bằng thiết bị lưu lượng lớn (120H Staplex High-Vol sampler, 23759N, USA). PAHs trong bụi được phân tích bằng thiết bị sắc ký lỏng hiệu nâng cao với đầu dò huỳnh quang (HPLC-FL). Kết quả phân tích cho thấy các PAHs 4 vòng chiếm ưu thế trong bụi phát thải từ đốt rơm, đặc biệt Flu có hàm lượng cao nhất: 57,8
37,1 và 64,8
34,9 μg/g trong bụi mịn và bụi tổng, tương ứng. Tuy nhiên, tỉ lệ % của các PAHs có số vòng cao hơn, đặc biệt là BaP (benzo[a]pyrene) trong tổng số 9PAHs trong bụi mịn phát thải từ đốt rơm lớn hơn so với tỉ lệ trong mẫu nền, trong khi ở bụi tổng thì tỉ lệ %BaP trong mẫu đốt nhỏ hơn so với mẫu nền. Kết quả đánh giá tiềm nâng gây ung thư của bụi mịn phát thải từ đốt rơm tính theo BaP tương đương (BaPeq) cao gấp 20 lần so với mẫu nền. Nồng độ BaP trong không khí trong vụ Xuân tại khu vực nghiên cứu (1,0
0,8 ng/m3) mặc dù thấp hơn so với BaP trong bụi tại các khu vực đô thị, giao thông, nhưng giá trị trung bình vẫn cao hơn 8,7 lần so với khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới WHO. Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh về mức độ độc của bụi trong không khí và bụi phát thải từ đốt rơm, làm bằng chứng rõ hơn về tác hại của việc đốt rơm rạ đối với ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của người dân.