Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gà thịt tại đồng bằng sông Cửu Long

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Phúc Khánh, Thị Ngọc Dũng Huỳnh, Thị Cẩm Loan Nguyễn, Ngọc Bích Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Kỹ thuật thú y 2020

Mô tả vật lý: 29-38

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 464719

Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm virus viêm phế quản truyền nhiễm (IBV) được thực hiện qua việc khảo sát triệu chứng, bệnh tích đại thể và kết hợp xét nghiệm PCR từ 20 đàn gà thịt có biểu hiện bệnh đường hô hấp tại tỉnh Vĩnh Long và Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7 đàn gà dương tính với IBV (35%). Chẩn đoán lâm sàng đã được khẳng định với kết quả xét nghiệm PCR (vì qua biểu hiện lâm sàng chỉ đạt 53,84% độ chính xác). Triệu chứng và bệnh tích đại thể chủ yếu tập trung ở đường hô hấp, bao gồm: âm rít khí quản khi thở, hắt hơi, khó thở, chảy nước mũi, viêm kết mạc, viêm xoang mũi, toàn bộ khí quản xuất huyết điểm, có dịch nhầy, phổi sung huyết, xuất huyết, viêm túi khí và sưng thận. Tỷ lệ chết ở gà dương tính với IBV là 14,93%. Tỷ lệ nhiễm IBV cao nhất ở những đàn gà có biểu hiện bệnh mà trước đó chỉ được phòng ngừa bằng vacxin 1 lần hoặc 2 lần với cùng 1 serotype vacxin chủng Massachusetts - H120 (50%), những đàn gà được phòng ngừa bằng vacxin 2 lần với 2 serotype vacxin khác nhau (Massachusetts - H120 và 793B - 4/91) có tỷ lệ nhiễm thấp hơn (25%). Tỷ lệ IBV cao nhất là ở gà 5-7 tuần tuổi (71,43%) so với các lứa tuổi còn lại. Không có sự khác biệt về tỷ lệ đàn gà nhiễm IBV giữa các kiểu chuồng nuôi cũng như ở mùa khô, nhưng bệnh có xu hướng tăng ở nhóm gà nuôi kiểu chuồng kín và vào mùa mưa.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH