Nghiên cứu chế tạo vật liệu tổ hợp graphite/nano silic/nano cácbon cho điện cực anốt trong pin lithium ion

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Xuân Thành Bùi, Thanh Tùng Dương, Việt Hoàng Ngô, Thị Lan Nguyễn, Thị Ngọc Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 621 Applied physics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 2022

Mô tả vật lý: 56-63

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 464786

Silic (Si) là vật liệu anốt thế hệ tiếp theo tiềm năng cho pin lithium-ion vì dung lượng lý thuyết cao và phong phú trong tự nhiên. Tuy nhiên, ứng dụng thương mại của nó đã bị cản trở bởi độ dẫn kém và giãn nở thể tích lớn trong quá trình phản ứng điện hóa. Trong nghiên cứu này, tổ hợp vật liệu graphite/nano Si/nano cácbon chế tạo bằng phương pháp nghiền và trộn trong dung dịch đơn giản, giá thành thấp ứng dụng cho điện cực anốt trong pin lithium sắt phốt phát (LFP). Viên pin LFP sử dụng điện cực anốt với các tỷ lệ Si/Graphite khác nhau được kiểm tra hiệu năng hoạt động bằng các phép đo chu kỳ sạc xả, dung lượng vi sai và phổ tổng trở. Kết quả cho thấy, sự bổ sung nano silic với tỷ lệ khối lượng Si: Graphite = 5:95 và 15:85 trong ma trận graphite/nano cácbon giúp nâng cao dung lượng sạc - xả của viên pin LFP lên lần lượt ~ 100% và ~ 200% so với viên pin sử dụng anốt chỉ có graphite/nano cácbon. Mặc dù biểu đồ dung lượng vi sai thể hiện sự thay đổi nhỏ đối với các mẫu điện cực có nano Si nhưng hiệu suất coulombic vẫn duy trì trên 92% sau 20 chu kỳ. Điều trên cho thấy, nano silic có tiềm năng lớn ứng dụng trong pin Li-ion dung lượng cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH