Nghiên cứu thực hiện trên tôm rảo (Metapenaeus ensis de Haan, 1850) ở đầm phá Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế từ tháng 12/2013 đến tháng 07/2014 với mục đích xác định cấu trúc mô học sự phát triển của tuyến sinh dục đực sau khoảng thời gian nghiên cứu, qua đó cung cấp các dẫn liệu nhằm cải thiện nguồn, giống và chất lượng giống, nâng cao hiệu quả trong nhân giống nhân tạo. Kết quả nghiên cứu này công bố được đặc điểm hình thái và cấu trúc mô học sự phát triển của tuyến sinh dục tôm rảo đực. Tôm rảo đực trưởng thành là tôm đã có đầy đủ phần phụ sinh dục đực (Petasma), chiều dài lớn nhất là 147,0 mm, chiều dài nhỏ nhất là 108,0 mm, chiều dài trung bình 127,5±2,5 mm
khối lượng lớn nhất là 25,0 g, khối lượng nhỏ nhất là 10,5 g, khối lượng trung bình 17,75±1,3 g. Tuyến sinh dục tôm rảo đực trưởng thành cùng tồn tại các tế bào sinh dục đực như: các tinh nguyên bào, tinh bào 1, tinh bào 2, các tinh tử (tiền tinh trùng) và tinh trùng. Tinh nguyên bào có số lượng nhiều
Tinh bào 1 có kích thước lớn nhất (12,3±0,5 μm), có dạng bầu dục
Tinh bào 2 có kích thước (9,8±0,5 μm) nhỏ hơn các Tinh bào 1 nhưng lớn hơn các Tinh nguyên bào (11,7±0,5 μm), các Tinh tử và Tinh trùng
Tinh tử có đường kính 4,5±0,5 μm và có hình bầu dục
Tinh trùng có đường kính 3,7±0,5 μm và đuôi có chiều dài 2,5±0,3 μm nhưng không di động được. Quá trình sinh tinh diễn ra liên tục.