Nghiên cứu ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) với mật độ khác nhau theo công nghệ biofloc tại Cà Mau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Văn Khánh Lý, Xuân Hương Mai, Thị Ngọc Anh Nguyễn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam 2022

Mô tả vật lý: 88 - 92

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 464941

 Nghiên cứu nhằm xác định mật độ ương giống tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) thích hợp trong hệ thống biofloc gồm 6 nghiệm thức với các mật độ 200, 400, 600, 800, 1.000 và 1.200 con/m2 , mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm càng xanh giống có khối lượng 0,012 g và chiều dài 0,95 cm được bố trí trong các ao lót bạt có diện tích 1 m2 , độ mặn 5‰. Sử dụng rỉ đường để tạo biofloc với tỷ lệ C/N = 17,5. Kết quả sau 30 ngày ương cho thấy nhiệt độ, pH, TAN và NO2 - của các nghiệm thức nằm trong khoảng thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển. Thể tích biofloc dao động từ 0,44 ± 0,06 đến 0,98 ± 0,07 mL/L. Khối lượng, chiều dài tôm cao nhất ở nghiệm thức 200 và 400 con/m2 khác biệt ý nghĩa thống kê (p <
  0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tỷ lệ tôm sống khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p <
  0,05) giữa các nghiệm thức. Ở nghiệm thức 1.200 con/m2 có năng suất cao nhất. Ương tôm càng xanh ở mật độ 1.200 con/m2 có thể được xem là hiệu quả nhất trên đơn vị diện tích sản xuất.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH