Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ của các yếu tố tác động lên sự hài lòng công việc của giảng viên khi quản trị đại học chuyển sang tự chủ. Tổng quan các nghiên cứu trước đã gợi ý rằng thực hiện tự chủ đại học dẫn tới sự thay đổi của các yếu tố có tác động tới sự hài lòng công việc của giảng viên cụ thể như các quy định về giảng dạy, nghiên cứu, lương thưởng, thăng tiến, cơ sở vật chất,... từ đó có thể dẫn đến sự sẵn sàng thay đổi của giảng viên. Nếu sự thay đổi chính sách làm giảng viên hài lòng thì họ sẽ sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi này, thiết lập một trạng thái bền vững mới và ngược lại. Tức là nếu sự thay đổi từ chính sách của Nhà nước, quy định của ngành nghề không làm giảng viên hài lòng thì họ sẽ không sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi này, tổ chức sẽ không thể thiết lập một trạng thái bền vững mới. Điều này cũng đúng với mô hình quản lý sự thay đổi gồm ba giai đoạn của Kurt Lewin (1947): phá vỡ sự đông cứng hiện tại, chuyển sang trạng thái mới và thiết lập trạng thái đông cứng mới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình cho phép kiểm định lại các giả thuyết đã được tổng quan, làm cơ sở cho việc đánh giá tác động của việc thay đổi quy định trong các cơ sở đại học khi thực hiện tự chủ đến sự hài lòng công việc giảng viên trong thực tế, từ đó dẫn tới sự sẵn sàng thay đổi của giảng viên.