Hiện nay, COVID-19 đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu và là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Tính đến 21/12/2021 đã có 97,8 triệu trường hợp mắc với hơn 5 triệu ca tử vong đã được ghi nhận trên toàn thế giới trong khi ở Việt Nam hơn 1,5 triệu trường hợp mắc và 28.616 ca tử vong. Do đó, mục đích của nghiên cứu này là xác định tầm quan trọng của kiến thức, thái độ và thực hành đối với COVID-19 cho một nhóm người dân tộc thiểu số ở tỉnh Gia Lai, Việt Nam. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với 339 người dân trong cộng đồng từ ngày 1 tháng 9 đến ngày 20 tháng 12 năm 2021. Một bảng câu hỏi có cấu trúc được sử dụng để thu thập thông tin liên quan đến các đặc điểm xã hội học, kiến thức (mười sáu câu hỏi), thái độ (ba câu hỏi) và thực hành (ba câu hỏi). Cả hai phân tích hồi quy logistic khả biến và đa biến với khoảng tin cậy 95% được sử dụng để xác định các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành kém. Kết quả nghiên cứu: Trong tổng số những người tham gia nghiên cứu, 64.31% là nữ giới và 95% sống ở các vùng nông thôn. Kiến thức kém, thái độ và thực hành kém lần lượt là 21.2%, 27.4% và 35%. Kiến thức kém có mối liên hệ đáng kể về mặt thống kê với thái độ và thực hành. Kết luận: Các chương trình giáo dục sức khỏe nhằm huy động và nâng cao KAP liên quan đến COVID-19 là rất cần thiết, đặc biệt là đối với những người mù chữ, những người dân nghèo và thiếu các phương tiện tiếp nhận truyền thông.