Nghiên cứu trồng nấm Vân Chi đỏ (Pycnoporus sanguineus) trên thế phụ phẩm cùi bắp và vỏ trấu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đức Tường Trần

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp&Phát triển nông thôn 2019

Mô tả vật lý: 29 - 35

Bộ sưu tập: Media

ID: 465109

Nghiên cứu hiện tại nhằm mục tiêu đánh giá tiềm năng sử dụng cùi bắp và vỏ trấu để trồng nấm Vân Chi đỏ tại tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 10 nghiệm thức khác nhau về ti lệ cơ chất phối trộn giữa cùi bắp và vỏ trấu), 3 lần lặp lại (30 bịch cơ chất/lần lặp lại). Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hệ sợi giống cấp 1 có tốc độ phát triển nhanh nhất (1,78 cm/ngày) trên môi trường PDA bổ sung 10% nước dừa. Hạt lúa hấp chín là cơ chất thích hợp cho sự phát triển hệ sợi giống cấp 2 (0,796 cm/ngày). Cong khoai mì luộc là môi trường thích hợp cho sự phát triển của hệ sợi giống cấp 3 (0,546 cm/ngày). Công thức phối trộn chứa 60% cùi bắp và 40% vỏ trấu được xem là phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của nấm Vân Chi đỏ, đạt năng suất cao nhất (79 g nấm tươi/bịch phôi), hiệu suất sinh học là 20,52%. Do vậy, cùi bắp (60%) và vỏ trấu (40%) là phế phụ phẩm tiểm năng để trồng nấm Vân Chi đỏ đạt hiệu quả cao.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH