Tiền sản giật – sản giật là bệnh lý có nhiều biến chứng cho mẹ và thai, tỷ lệ khoảng 3-5%. Phát hiện sớm, dự phòng, theo dõi và kết thúc thai kỳ thích hợp là mô hình quản lý bệnh lý này hiện nay. Đánh giá kết quả sàng lọc bệnh lý tiền sản giật – sản giật bằng mô hình của Tổ chức Y học Bào thai (FMF) giai đoạn sớm thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ
Cắt ngang mô tả trên 603 thai phụ ở tam cá nguyệt 1 tại Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ từ 6/2021 đến 11/2022 được hỏi tiền sử, đo huyết áp, siêu âm Doppler động mạch tử cung, xét nghiệm PAPP-A, PlGF để xác định nguy cơ mắc tiền sản giật theo Tổ chức Y học Bào thai, các thai phụ nguy cơ cao được dự phòng aspirin và tiếp tục theo dõi thời điểm mắc tiền sản giật. Có 10,0% thai phụ có kết quả nguy cơ cao tiền sản giật. Trong đó, 21,7% thai phụ mắc tiền sản giật, với 23,1% mức độ nặng. Có 23,1% phát hiện ở tuổi thai <
34 tuần, 7,7% ở thời điểm 34 - <
37 tuần và 69,2% ở thời điểm ≥37 tuần. Sàng lọc tiền sản giật giai đoạn sớm thai kỳ bằng thuật toán của Tổ chức Y học Bào thai nên được thực hiện cho các thai phụ tại Cần Thơ nói riêng và Việt Nam nói chung nhằm hướng tới đưa ra các giải pháp dự phòng phù hợp, đặc biệt là aspirin liều thấp.