Đánh giá hiệu quả vô cảm của gây tê tủy sống với các liều ropivacain khác nhau cho phẫu thuật Crossen điều trị sa sinh dục tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Là những bệnh nhân được chẩn đoán sa sinh dục và được chỉ định phẫu thuật Crossen. Kết quả: Tuổi, chiều cao và câng nặng không có sự khác biệt (p>
0,05). Nhóm Ropivacain 13 mg có mức độ ức chế cảm giác ở mức D4 nhiều hơn nhóm Ropivacain 11 mg và nhóm Ropivacain 12 mg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<
0,05. So sánh nhóm Ropivacain 12 mg và nhóm Ropivacain 13 mg thì nhóm Ropivacain 13 mg có thời gian giảm đau sau mổ dài hơn đáng kể. Mức độ vô cảm ở nhóm Ropivacain 11 mg có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm 12 mg và 13 mg với p<
0,05. Không có bệnh nhân nào ở cả 3 nhóm phải chuyển phương pháp vô cảm. Kết luận: Nghiên cứu trên 90 bệnh nhân với các liều ropivacain khác nhau phối hợp với 30 mcg fentanyl cho phẫu thuật Crossen điều trị sa sinh dục, khuyến cáo sử dụng liều ropivacain 12mg để đảm bảo chất lượng vô cảm và ít tác dụng không mong muốn.