Bảng điểm cân bằng (PSS) khu vực công (KVC) là một trong những phương pháp quản trị hiện đại và là công cụ được vận dụng nhiều trong các tổ chức công khi xây dựng chiến lược hoạt động. Bên cạnh đó, PSS còn là một công cụ quản lý hiệu suất sáng tạo và đa chiều, đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều tổ chức trên toàn thế giới. PSS là một sơ đồ chiến lược tích hợp, cải thiện dịch vụ và khung đo lường hiệu suất, được phát triển và giới thiệu lần đầu bởi Max Moullin vào năm 2002. PSS mở rộng và điều chỉnh mô hình Thẻ điểm cân bằng (BSC), để phù hợp với văn hóa và giá trị của các tổ chức KVC đã được sử dụng ở các nước như Canada, Chile, Nam Phi và Uganda, cũng như ở châu u (Max Moullin, 2017). Tại Việt Nam, không nằm ngoài tác động của xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu nâng cao hiệu quả quản lý KVC thông qua vận dụng các nguyên lý của chính mô hình PSS trên cơ sở của mô hình Quản lý công mới (NPM), nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả quản lý và cải thiện dịch vụ cần được chú trọng. Có thể nói, PSS KVC là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị hiện đại, nó được giới thiệu lần đầu vào năm 2002 bởi Max Moullin. Bởi, đó là mô hình quản lý hoạt động và cải tiến dịch vụ dành cho KVC và khu vực thứ ba. Mô hình dựa trên mô hình BSC, mở rộng và điều chỉnh để phù hợp với văn hóa, giá trị của các tổ chức KVC và được nhiều nước trên thế giới sử dụng như Chile, Canada, Nam Phi, cũng như các nước châu u (Max Moullin, 2017). Trong bài viết này, tác giả chỉ đề cập đến một vài kinh nghiệm trên thế giới về việc vận dụng BSC trong đánh giá thành quả hoạt động cho các đơn vị công và bài học cho Việt Nam.