Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, những người Chăm theo Hồi giáo (Islam) và người Khơ-me theo Phật giáo Nam tông ở tỉnh An Giang có xu hướng gia tăng các hoạt động tôn giáo xuyên biên giới. Theo đó, những người Chăm luôn tăng cường giao lưu hoạt động tôn giáo với cộng đồng Hồi giáo ở các nước Đông Nam Á, nhất là Malaysia và Campuchia
đồng thời đẩy mạnh các mối quan hệ với cộng đồng Hồi giáo ở Trung Đông về đào tạo chức sắc, hoàn thiện giáo lý, hành lễ theo chi phái Habaly. Trong khi những người Khơ-me, nhất là bộ phận theo phái Thammadut lại hướng tới Phật giáo Nam tông Khơ-me ở Campuchia trong việc đào tạo sư sãi, tiếp nhận tài trợ, giao lưu thực hành giáo lễ. Đây sẽ là những vấn đề cần quan tâm trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo ở tỉnh An Giang nói riêng và vùng Tây Nam Bộ nước ta nói chung.