Một số đặc điểm dịch tễ giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa của vịt nuôi tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Anh Dương Lê, Văn Thái Nguyễn, Thị Anh Phương Hoàng, Trung Kiên Hoàng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636.089696 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Tây Nguyên) 2023

Mô tả vật lý: 43-48

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 465443

 Qua kết quả nghiên cứu tại 3 xã Ea Na, Bình Hòa, Quảng Điền thuộc huyện Krông Ana cho thấy: Vịt nuôi tại xã Bình Hòa, xã Ea Na và xã Quảng Điền có tỷ lệ nhiễm giun tròn tương ứng là 34,15%, 32,57% và 31,73%
  cường độ nhiễm dao động từ 289,5 ± 20,4 trứng/gram phân đến 370,8 ± 23,6 trứng/gram phân. Vịt ở lứa tuổi 3 - 6 tháng có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao nhất, tỷ lệ nhiễm giun tròn thấp nhất trên vịt >
 6 tháng tuổi
  cường độ nhiễm dao động từ 312,8 ± 27,3 trứng/gram phân đến 335,5 ± 26,1trứng/gram phân. Vịt Cỏ có tỷ lệ nhiễm giun tròn cao hơn vịt Cherry Valley và vịt CV 2000 Layer
  cường độ nhiễm dao động từ 272,9 ± 19,6 trứng/gram phân đến 338,7 ± 30,6 trứng/gram phân. Có 4 loài giun tròn ký sinh trong đường tiêu hóa của vịt: Capillaria caudinflata, Ascaridia galli, Heterakis gallinarum, Amidostomum acutum
  tỷ lệ nhiễm của loài Capillaria caudinflata là cao nhất (10,75%). Hiệu lực tẩy trừ của thuốc Fenbendazole cao hơn thuốc Levamisole HCl.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH