Những yếu tố cản trở sự hợp tác của sinh viên trong quá trình làm việc nhóm dưới góc nhìn của giáo viên và sinh viên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thanh Mai Lương

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 370 Education

Thông tin xuất bản: Giáo dục và xã hội 2023

Mô tả vật lý: 94-98

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 465653

Trong nhiều thập kỉ qua, học cộng tác nói chung và làm việc nhóm (LVN) nói riêng đã trởthành phương pháp học quan trọng cho học sinh, sinh viên (SV) ở các cấp học khác nhau, đặc biệt là sv bậc đại học. Đối với giáo viên (GV) dạy Tiếng Anh thì LVN là hoạt động quen thuộc được áp dụng rộng rãi trong các giờ học trên lớp vì họ hiểu rằng LVN giúp sv rèn luyện tính kỉ luật, hợp tác và tăng cường khả năng giao tiếp. Hoạt động nhóm dẩn dần giúp GV thay đổi cách tiếp cận xưa cũ trong giảng dạy, đó là tách biệt từng sv mà thay vào đó họ sẽ kéo sv lại gần nhau hơn để cùng thảo luận và giải quyết vấn để. Bên cạnh đó, từ nửa cuối của thế kỷ XX đến nay, toàn thế giới chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của công nghệ thông tin khiến sv tiếp cận được lượng kiến thức khổng lổ từ mạng Internet và theo nhà nghiên cứu Barron thì kiến thức cũng phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự phàn ánh thực tế như trước đây [1], Trong một nghiên cứu được thực hiện năm 2011, Bunderson và Reagans cũng bổ sung thêm rằng sv cần được làm việc cùng nhau, lắng nghe ý kiến của người khác và tìm ra giải pháp cho những vấn để phức tạp [2], Để có thể đạt được kết quả giáo dục đầu ra, sự đóng góp của mỗi cá nhân cần được trân trọng và mỗi quan điểm, góc nhìn cần được tổng hợp để làm nên một bức tranh tổng thể, trong đó sự cộng tác chính là yếu tố tạo ra bức tranh đó. Phương pháp học cộng tác giúp củng cố kĩ năng LVN, tăng sự dân chủ giữa các thành viên trong nhóm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH