Nghiên cứu mô tả cắt ngang 84 bệnh nhân được đặt VA ECMO tại Bệnh viện Tim Hà Nội từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 12 năm năm 2021. Các biểu hiện của tăng áp thất trái (mất hiệu áp tâm thu tâm trương, âm cuộn trong thất trái, van động mạch chủ đóng, phù phổi, giãn thất trái) được đánh giá ở các thời điểm trước can thiệp giảm áp thất trái, sau 24,48 và 72 giờ. Các tiêu chí chính là tỷ lệ bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp giảm áp thất trái xâm lấn, tỷ lệ tử vong ngắn hạn và tỷ lệ cai ECMO thành công. Kết quả: Tỷ lệ tăng áp thất trái qua các biểu hiện khác nhau có thể từ 3.6% (giãn thất trái), mất hiệu áp tâm trương tâm thu 77.4% các trường hợp, âm cuộn trong thất trái 53,6%, phù phổi 47,6%
van động mạch chủ đóng ở 35,7% các trường hợp. Tỷ lệ cần thực hiện các biện pháp xâm lấn để giảm áp thất trái là 44,1%. Việc thực hiện giảm áp thất trái xâm lấn giúp cải thiện các thông số lâm sàng của bệnh nhân có ý nghĩa thống kê từ thời điểm 48 giờ trở đi (p<
0,05). Không có sự khác biệt về các đặc điểm tuổi, EF trước chạy ECMO, tỷ lệ ECRP, lọc máu liên tục, thời gian thở máy, thời gian ECMO, thời gian nằm viện cũng như chẩn đoán của các bệnh nhân có và không có giảm áp thất trái (p>
0,05). Tỷ lệ cai ECMO thành công ở các bệnh nhân có sử dụng các biện pháp giảm áp thất trái có xâm lấn cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không giảm áp thất trái (94,5% so với 74,4%
p<
0,05). Tỷ lệ sóng sót ở các bệnh nhân có sử dụng các biện pháp giảm áp thất trái xâm lấn có xu hướng cao hơn so với nhóm không giảm áp thất trái (72,9% so với 53,2%
p>
0,05). Biến chứng của quá trình giảm áp thất trái có xâm lấn: 1 bệnh nhân tắc dây nối cần rút bỏ dẫn lưu nhĩ trái. Kết luận: Giảm áp thất trái ở bệnh nhân VA ECMO giúp tăng tỷ lệ cai VA ECMO thành công và có xu hướng giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân VA ECMO