Với dữ liệu dịch tễ học tại vùng sốt rét lưu hành của huyện Krông Pa gần đây chỉ ra tỷ lệ Plasmodium vivax chiếm ưu thế hơn hoặc bằng so với P. falciparum và dữ liệu hiệu lực đáp ứng thuốc của loài P. vivax còn hạn hữu. Đối tượng và phương pháp: Một thử nghiệm lâm sàng không ngẫu nhiên, không đối chứng được tiến hành nhằm đánh giá hiệu lực và tính dung nạp thuốc chloroquine (CQ) trong điều trị P. vivax. Tổng số 90 bệnh nhân nhiễm P.vivax được điều trị CQ và theo trong 42 ngày theo đề cương của WHO (2009). Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng lâm sàng và ký sinh trùng đầy đủ (98,9%), thất bại lâm sàng muộn (1,1%). Tỷ lệ bệnh nhân còn thể vô tính P. vivax sau 24
48 và 72 giờ lần lượt 91,1%, 11,1% và 0%
mật độ thể vô tính P. vivax trung bình ngày D0 là 16.397/μL, sau điều trị D1 giảm còn 3.293/μL, D2 còn 110,5/μL, D3 là 0/μL
Thời gian làm sạch KST va cắt sốt trung bình lần lượt là 36 giờ và 24 giờ. Thời gian làm sạch 50% dung khối P. vivax là 3,50 giờ (<
5,2 giờ). Một số biến cố bất lợi xảy ra khi uống CQ như đau đầu, chóng mặt (10%), đau bụng, buồn nôn, chán ăn (2,2%), ban đỏ da, ngứa (1,1%), rụng tóc (1,1%). Kết luận: Thuốc ưu tiên chloroquine vẫn còn là liệu pháp thuốc sốt rét quan trọng trong điều trị P. vivax.