Nghiên cứu ứng dụng thang điểm SCCAI trong đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Vân Hồng Nguyễn, Hải Hậu Vũ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 236-239

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 465768

 Đánh giá mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu bằng thang điểm SCCAI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 33 bệnh nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 7/2020 đến tháng 6/2022. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 45,7 ± 15,7 (từ 18-79 tuổi). Tỷ lệ nữ/nam: 1:1,06. Theo thang điểm SCCAI có 13 người bệnh (chiếm 39,4%) mức độ nặng, có 15 người bệnh (chiếm 45,5%) mức độ trung bình và có 5 người bệnh (chiếm 15,2%) mức độ nhẹ. SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với nồng độ CRP (r=0,37, p=0,035) và tốc độ máu lắng 2h (r=0,42, p= 0,016). SCCAI có điểm trung bình cao nhất ở tổn thương ở đại tràng trái (6,0 ± 3,4) và đại tràng toàn bộ (5,1 ± 3,1). Điểm SCCAI có mối tương quan tuyến tính thuận với điểm Mayo (r=0,87, p <
  0,001) và điểm Surtheland (r=0,83, p<
  0,001). Kết luận: Thang điểm SCCAI là thang điểm gồm các triệu chứng lâm sàng, đơn giản, dễ sử dụng, đánh giá được mức độ nặng của bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH