So sánh tính kháng mỏi chu kỳ động của hai hệ thống trâm protaper universal và protaper next

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Lan Anh Lê, Thuận Lộc Trần, Ngọc Phúc Nguyễn, Thu Thủy Nguyễn, Văn Khoa Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617.6 Dentistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam) 2023

Mô tả vật lý: 57-63

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 465878

Nghiên cứu so sánh tính kháng mỏi chu kỳ động của hai hệ thống trâm quay Nickel – Titanium ProTaper Universal và ProTaper NEXT với cùng kích thước (025/0.06) và chiều dài 25mm khi cho quay trong ống tủy cong kép hình chữ S ở nhiệt độ 370C ( ±0,50C). Thử nghiệm nghiên cứu in vitro trên tổng cộng 20 trâm bao gồm 10 trâm ProTaper Universal (PTU) và 10 trâm ProTaper NEXT (PTN) tất cả đều có kích thước 25, độ thuôn 6% (25/0.06) và chiều dài 25 mm. Trâm được tiến hành cho quay trong ống tủy nhân tạo bằng thép không gỉ với thiết kế cong kép hình chữ S cho đến khi trâm gãy. Cả hai nhóm trâm được quay bởi motor nội nha XSmart Plus với chế độ quay liên tục ở tốc độ 250 vòng/phút ở nhóm trâm PTU và 300 vòng/phút ở nhóm trâm PTN. Trong thử nghiệm tính kháng mỏi chu kỳ động, trâm được cho quay trong ống tủy nhân tạo kèm theo chuyển động tay khoan theo trục dọc của trâm. Ở cả hai nhóm trâm, ống tủy nhân tạo được ngâm trong bể dầu silicone được ổn định ở nhiệt độ 370C. Thời gian quay được đến khi gãy được ghi nhận bằng đồng hồ bấm giờ với độ chính xác 1/100 giây (hình 2). Số vòng quay được đến khi gãy là đại lượng thể hiện khả năng kháng mỏi của dụng cụ và được tính bằng cách nhân thời gian quay được đến khi gãy và tốc độ quay. Số vòng quay được đến khi gãy của hệ thống trâm PTN X2 cao hơn có ý nghĩa so với hệ thống trâm PTU F2. Hệ thống trâm Protaper NEXT có khả năng kháng mỏi chu kỳ động cao hơn hệ thống trâm ProTaper Universal.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH