Xác định mối liên quan giữa nồng độ AMH huyết thanh với các hormon sinh dục, đặc điểm sinh sản và một số triệu chứng tiền mãn kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh khỏe mạnh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 140 phụ nữ tiền mãn kinh khỏe mạnh có độ tuổi từ 35 – 45. Thu thập thông tin, đặc điểm lâm sàng bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. Các xét nghiệm AMH, FSH, LH, E2, prolactin, progesteron, testosteron được thực hiện trên máy Cobas E801, bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 39,62 ± 2,44 tuổi, nồng độ AMH với trung vị (KTC 95%) là 1,12 (0,91 – 1,63) ng/ml
1,02 (0,83 – 1,22) ng/ml
0,48 (0,21 – 0,74) ng/ml lần lượt tương ứng với các nhóm tuổi 35 – 38
39 – 42
43 – 45 tuổi, có sự khác biệt đáng kể về nồng độ AMH theo nhóm tuổi với p<
0,05. Trong các triệu chứng tiền mãn kinh có triệu chứng khó thụ thai chiếm tỷ lệ cao nhất (68,57%), kinh nguyệt không đều (40%), bốc hỏa (27,9%), có mối liên quan giữa nồng độ AMH với triệu chứng bốc hỏa với p<
0,05. Có mối tương quan nghịch giữa nồng độ AMH với hormon sinh dục FSH và LH với p<
0,05. Kết luận: Nồng độ AMH thấp có liên quan đến tuổi ngày càng tăng ở phụ nữ, với tình trạng kinh nguyệt và đặc điểm kinh nguyệt trong độ tuổi tiền mãn kinh. Có mối liên quan giữa AMH với triệu chứng bốc hỏa. Không có mối tương quan giữa AMH với các hormon sinh dục như E2, prolactin, progesteron, testosteron, nhưng lại có mối tương quan nghịch với FSH và LH.