Tía tô là một thảo dược quý được sử dụng lâu năm và phổ biến và hướng đến hỗ trợ điều trị một số bệnh lý hạ uric huyết [4], chống viêm, chống dị ứng, chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, chống vi khuẩn, chống trầm cảm [1]. Các thành phần có hoạt tính sinh học của P. frutescens thể hiện các đặc tính ức chế enzyme khác nhau, bao gồm tác dụng kháng hyaluronidase và ức chế aldose reductase, ức chế α- glucosidase, ức chế xanthine oxidase và đặc tính ức chế tyrosinase [6]. Tuy nhiên, việc chuẩn hóa và kiểm soát thành phần liên quan tác dụng hạ acid uric huyết trong dược liệu này chưa nghiên cứu. Đánh giá tác dụng hạ acid uric huyết của cao chuẩn hóa thành phần acid rosmarinic từ lá tía tô trên chuột nhắt trắng. Cao chuẩn hóa thành phần acid rosmarinic từ lá tía tô đạt tiêu chuẩn cơ sở được tiến hành dựa theo “Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế năm 2015”. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cao Tía tô liều 0,5 g/kg và 1 g/kg đều giảm acid uric máu đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng bệnh lý lần lượt là 14,40%
37,36% (p≤0,001) trên mô hình gây tăng acid uric bởi kali oxonat ở chuột trên phác đồ dự phòng cấp. Kết luận, cao chuẩn hóa lá Tía tô liều 0,5 g/kg và 1 g/kg đều có tác dụng hạ acid uric trong huyết tương, trong đó liều 1 g/kg thể hiện tác dụng hạ acid uric tốt hơn liều 0,5 g/kg trên mô hình chuột bị gây tăng acid uric bởi kali oxonat ở phác đồ dự phòng cấp