Những tác nhân gây căng thẳng và chiến lược ứng phó với căng thẳng của trẻ vị thành niên mắc bệnh mạn tính

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Mai Hương Nguyễn, Thành Nam Trần, Huyền Trang Hoàng, Hồng Hà Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam 2023

Mô tả vật lý: 296-301

Bộ sưu tập: Media

ID: 465990

 Chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm mô tả những căng thẳng và phân tích mối liên quan giữa căng thẳng và các chiến lược ứng phó ở trẻ vị thành niên mắc bệnh mạn tính. Phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 81 bệnh nhân từ 10 đến 16 tuổi (58,1% nam) hiện đang điều trị bệnh đái tháo đường type 1 và hội chứng thận hư tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Các công cụ đánh giá gồm: Bảng hỏi về gây căng thẳng liên quan tình trạng bệnh và thang đo Ứng phó với bệnh (Coping with a Disease Questionnaire – CODI). Kết quả: Trẻ mắc hội chứng thận hư báo cáo về những căng thẳng do thay đổi cuộc sống hàng ngày, căng thẳng liên quan sự lo lắng của gia đình cao hơn ở mức có ý nghĩa so với trẻ mắc đái tháo đường type 1 (p<
 0,05). Không có sự khác biệt rõ rệt về mức độ sử dụng các chiến lược ứng phó giữa hai nhóm bệnh. Trong đó, ứng phó suy nghĩ mơ tưởng được dùng nhiều nhất (4,52), tiếp theo là né tránh (2,90), chấp nhận (2,77), suy nghĩ giảm nhẹ (2,42), giữ khoảng cách (2,08) và phản ứng cảm xúc (1,91). Các chiến lược ứng phó như chấp nhận, né tránh, suy nghĩ giảm nhẹ, suy nghĩ mơ tưởng không tương quan với bất cứ tác nhân gây căng thẳng nào. Tuy nhiên, ứng phó phản ứng cảm xúc tương quan thuận với p<
 0,01với cả ba loại tác nhân gây căng thẳng là thay đổi cuộc sống, tình trạng sức khỏe và sự không chắc chắn về bệnh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH