Phân loại u tế bào mầm trung thất 2015 (cập nhật 2021) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bao gồm: (1) U tế bào mầm tinh hoàn (Seminoma)
(2) Ung thư biểu mô phôi (Embryonal carcinoma)
(3) U túi noãn hoàng (Yolk sac tumour)
(4) Ung thư gai nhau thai (Choriocarcinoma)
(5) U quái (Teratoma)
(6) U tế bào mầm hỗn hợp (Mixed germ cell tumours)
(7) U tế bào mầm đặc ác tính (Germ cell tumours with somatic-type solid malignancy)
(8) U tế bào mầm ác tính liên quan huyết học (Germ cell tumours with associated haematological malignancy). Trong đó nhóm u quái (Teratoma) lại được chia thành: (a) Nhóm chưa trưởng thành: Những khối u này được liệt kê vào nhóm nguy hiểm, bởi chúng có khả năng phát triển thành các khối u ác tính
(b) Nhóm u trưởng thành (thành thục): Nhóm này là những khối u lành tính, được chia thành u nang, u đặc và u hỗn hợp. Nhóm này tuy không gây ung thư tuy nhiên chúng có khả năng tái phát cao sau mỗi lần điều trị. U quái có thể thấy từ trong bào thai, khi trẻ ra đời u tiếp tục phát triển. Khi u nhỏ thường không gây triệu chứng và thường phát hiện tình cờ. U lớn có biến chứng hoặc biến đổi ác tính thường bệnh nhân có dấu hiệu lâm sàng. Chúng tôi giới thiệu ca bệnh nhi hiếm gặp, được chẩn đoán u quái thành thục với phương cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị để các đồng nghiệp cùng tham khảo.