Chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã được Đảng ta đề ra sớm. Ngay từ những năm sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, khi còn ở miền Nam, đồng chí Lê Duẩn đã đề đạt ý kiến về con đường tiến lên của cách mạng miền Nam là “có khởi nghĩa bộ phận, lập căn cứ địa, có chiến tranh du kích, rồi tiến lên tổng khởi nghĩa’’1. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khóa n) xác định “con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân”, nhưng cũng nói đến “khả năng hòa bình phát triển, tức là khả năng dần dần cải biến tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam có lợi cho cách mạng” - dù xem khả năng này rất ít, nhưng Nghị quyết nói rõ Đảng không gạt bỏ mà cần ra sức tranh thủ2. Thế nhưng, tình hình miền Nam đến cuối năm 1960 cho thấy, khả năng này gần như không còn nữa.