Ảnh hưởng của tần suất cho ăn lên kết quả ương cá khế vằn (Gnathanodon speciosus Forsskål, 1775) giai đoạn giống

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Chí Dũng Ngô, Văn Dũng Trần, Minh Hoàng Lê, Văn Mạnh Ngô

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 639 Hunting, fishing, conservation, related technologies

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học - Công nghệ thủy sản, 2023

Mô tả vật lý: 77-86

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 466186

 Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá khế vằn giai đoạn giống. Thí nghiệm một nhân tố được thiết kế theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức cho ăn gồm 2, 4, 6 và 8 lần/ngày. Cá khế vằn, kích thước ban đầu là 2,64 ± 0,07 cm và 0,41 ± 0,03 g/con, được ương trong các bể composite 70 lít với mật độ 1 con/lít. Mỗi nghiệm thức được thực hiện với 3 lần lặp trong khoảng thời gian 28 ngày. Kết quả cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng (chiều dài, khối lượng, sinh khối) của cá đạt được cao nhất ở chế độ cho ăn 6 và 8 lần/ngày, tiếp theo là 4 lần/ngày và thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày (P<
 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu tăng trưởng và sinh khối của cá giữa hai nghiệm thức cho ăn 6 lần/ngày và 8 lần/ngày (P >
  0,05). Tần suất cho ăn có ảnh hưởng đến hệ số phân đàn khối lượng (P<
 0,05) nhưng không ảnh hưởng đến hệ số phân đàn chiều dài, hệ số điều kiện, tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá (P >
  0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở các nghiệm thức cho ăn 4, 6 và 8 lần/ngày thấp hơn so với nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày (P <
  0,05). Kết quả phân tích tương quan cho thấy tốc độ tăng trưởng chiều dài đạt giá trị cực đại tại tần suất cho ăn 6,5 lần/ngày. Từ các kết quả trên, có thể thấy tần suất cho ăn 6 lần/ngày là thích hợp cho ương cá khế vằn giai đoạn giống.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH