Tiêu chảy là một trong những biến chứng thường gặp khi sử dụng kháng sinh trị liệu, tùy thuộc vào loại kháng sinh và phổ kháng khuẩn của thuốc. Phương thuốc Sâm linh bạch truật tán (SLBTT) được chọn để nghiên cứu tác dụng trên thực nghiệm gây tiêu chảy nhằm cung cấp các dữ liệu khoa học cho ứng dụng bài thuốc này trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy do loạn khuẩn đường ruột bởi kháng sinh. Phương pháp nghiên cứu: Đánh giá tác dụng giảm tiêu chảy của SLBTT với liều 7,72g cao/kg (1/3 Dmax), 5,79g cao/kg (1/4 Dmax), 4,63g cao/kg (1/5 Dmax), 2,31g cao/ kg (1/10 Dmax) trên mô hình gây tiêu chảy bằng 30mg Streptomycin + 40mg Lincomycin/10g chuột, 2 lần/ngày (sáng, chiều), liên tục 3 ngày. Khi 100% chuột tiêu chảy vào ngày thứ 3, đến ngày thứ 4, cho chuột uống liều duy trì 1% liều kháng sinh trên (sáng, chiều) để hạn chế khả năng tự phục hồi. Từ ngày thứ 4, cho uống cao SLBTT liên tục trong 5 ngày tiếp theo. Thuốc đối chiếu là Loperamid 2mg/ kg, 1mg /kg
Biosubtyl DL 105 CFU/g. Chỉ tiêu đánh giá bao gồm tỷ lệ tiêu chảy, mức độ giảm cân và tỉ lệ chết. Kết quả: SLBTT có tác dụng giảm tiêu chảy và phục hồi thể trọng tốt hơn Loperamid 2mg/ kg chuột, Loperamid 1mg/kg chuột và Probiotic 105 CFU/g chuột. Liều SLBTT có tác dụng tốt nhất là 7,72g cao/ kg chuột. SLBTT có tác dụng phòng ngừa tiêu chảy và phục hồi thể trọng tốt hơn Loperamid 1mg/ kg chuột và Probiotic 105 CFU/ g chuột. Liều SLBTT có tác dụng tốt nhất là 7,72g cao/ kg chuột. Kết luận: SLBTT có tác dụng giảm và phòng ngừa tiêu chảy, phục hồi thể trọng tốt hơn Loperamid và Probiotic trên thực nghiệm.