Khảo sát kết cục thai kỳ của mẹ và bé của thai phụ thừa cân. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang. Có 250 sản phụ đến sinh tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định trong khoảng thời gian từ tháng 08/2019 đến tháng 03/2020, có BMI ≥ 23 đầu thai kì. Có khám thai ít nhất 1 lần ở tam cá nguyệt 1, theo dõi thai (có sổ khám thai) và sinh tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định thoả tiêu chuẩn chọn mẫu. Chúng tôi khảo sát 22 biến số để tìm mối liên hê giữa thừa cân béo phì trước mang thai với tăng huyết áp thai kỳ , đái tháo đường thai kỳ, cân nặng trẻ sơ sinh, nhiễm trùng sơ sinh,… Kết quả nghiên cứu: Đái tháo đường thai kỳ 42,4%, tăng huyết áp trong thai kỳ 38,4%.Tỉ lệ sanh non 10,8%, trẻ nhập khoa bệnh lý sơ sinh 18,4%, tỉ lệ sinh con dưới 2.5 kg là 10,2%, tỉ lệ sinh con từ 3.5-3.9 kg là 29,2%, sinh con ≥ 4kg là 8,4%, mổ lấy thai 46%, nhiễm trùng hậu sản là 5,1%, nhiễm trùng hậu phẫu là 7,8%. Thừa cân béo phì liên quan đến đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tăng nguy cơ sanh con ≥3,5kg, tăng nguy cơ trẻ sơ sinh nhập khoa bệnh lý sơ sinh. Kết luận: Thừa cân béo phì liên quan đến đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp thai kỳ, tăng nguy cơ sanh con ≥3,5kg, tăng nguy cơ trẻ sơ sinh nhập khoa bệnh lý sơ sinh. Đối với thai phụ thừa cân béo phì khi đến khám thai lần đầu nên được tư vấn về dinh dưỡng hợp lý để tăng cân thích hợp và theo dõi mỗi tháng để tránh các bệnh lý trong thai kỳ