nghiên cứu: đánh giá mối liên quan giữa kháng thể kháng U1-RNP và tổn thương một số cơ quan trong bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang trên 48 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh lupus ban đỏ hệ thống theo tiêu chuẩn của hiệp hội các nhà lâm sàng thế giới về Lupus năm 2012 (SLICC 2012) tại bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 9/2021 đến tháng 9/2022 và được làm xét nghiệm phát hiện kháng thể kháng U1-RNP trong máu bằng bộ xét nghiệm ANA 23 profile. Kết quả: Trong 48 bệnh nhân tham gia nghiên cứu của chúng tôi có tới 97.9% bệnh nhân là nữ giới. Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 31.6 ± 14.3 tuổi. Tỷ lệ dương tính với kháng thể kháng U1-RNP là 39.6% và chủ yếu dương tính mức độ mạnh 3+ (47.4%). Tỷ lệ bệnh phổi kẽ phát hiện bằng chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao là 39.5%, trong đó nhóm dương tính anti U1-RNP cao hơn nhóm âm tính (p=0.028). Tỷ lệ tăng men cơ (CK >
190 U/l) là 47.9%, trong đó nhóm dương tính (68.4%) cũng cao hơn nhóm âm tính (34.5%) (p=0.038). Tỷ lệ xuất hiện biểu hiện Raynaud ở nhóm dương tính anti U1-RNP (63.2%) cao hơn nhóm âm tính (17.2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p=0.001. Kết luận: Bệnh nhân mắc bệnh lupus ban đỏ hệ thống dương tính với anti U1-RNP có nguy cơ xuất hiện tổn thương phổi, tổn thương cơ và mạch máu ngoại vi cao hơn nhóm âm tính.