Mô tả đặc điểm hình ảnh cộng hưởng từ niệu đạo nữ trong một số trường hợp phụ nữ rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức (Stress Urinary Incontinence: SUI). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi- tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 43 bệnh nhân, trong đó 22 bệnh nhân có SUI (nhóm bệnh) và 21 bệnh nhân không có SUI (nhóm chứng) được chụp cộng hưởng từ động học sàn chậu (DP- MRI) tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 8 năm 2010 đến tháng 9 năm 2022. Kết quả: có 82 % bệnh nhân từ 49 tuổi trở lên trong nhóm bệnh, số lần sinh đẻ trung bình là 3 ± 1,1, trong đó có 46% bệnh nhân đẻ 3 lần ở nhóm bệnh và chủ yếu là đẻ thường (86%), thể tích niệu đạo của nhóm bệnh có giá trị trung bình (5,6 ± 2,1) nhỏ hơn ở nhóm chứng (7 ± 1,8). Góc sau bàng quang - niệu đạo tăng ở nhóm bệnh trong cả thì nghỉ và thì tống tiểu với giá trị trung bình lần lượt là 1450 ± 130 và 1570 ± 14,50 và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy 95% giữa nhóm bệnh và nhóm chứng trong cả thì nghỉ và thì tống tiểu (p <
0.01). Trong nhóm bệnh, số lượng bệnh nhân có sa cổ bàng quang (73%) nhiều hơn so với nhóm chứng (57%) ở thì tống tiểu và có tăng độ di động của cổ bàng quang với giá trị trung bình là 21 ± 15,2. Kết luận: Cộng hưởng từ động học sàn chậu (DP- MRI) là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn, có độ tương phản mô mềm cao, cung cấp hình ảnh đầy đủ và trung thực để chẩn đoán rối loạn tiểu tiện không tự chủ khi gắng sức (SUI).